Diễn Đàn Tập Thể Lớp 9A
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn Đàn Tập Thể Lớp 9A


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
New Page 1
Thông điệp yêu thương: Chào mừng các bạn đã ghé thăm Diễn đàn 9A class ! hoctro9a.huhohi.com! Mong các bạn hãy nhiệt tình tham gia và ủng hộ Diễn đàn để Diễn đàn ngày càng lớn mạnh hơn ::. ^^

[THÔNG BÁO] TUYỂNC-Mod and MOd trên toàn forum

Mọi Thắc Mắc Xin Liên hệ Email : giacngu_thienthu2007@yahoo.com

ADMIN -‘@’-• Xuân Tuyên •-‘@’- - YaHoo : giacngu_thienthu2007

 Admin (63)
 ~»Gøødly_Mæñ~» (46)
 PX ™Tuyên (18)
 t0mtay (15)
 cogaisongma2005 (11)
 hoahongkhoc888 (9)
 toancon (7)
 songthan35 (6)
 binhminh_thuongkute (3)
 nguyenhanh48 (2)

Share|

Thời đại kết hôn mới

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Thời đại kết hôn mới EmptyWed Jun 16, 2010 9:42 pm
Admin
Admin
Admin
Admin

Character sheet
Thú nuôi:
Bài gửiTiêu đề: Thời đại kết hôn mới

[You must be registered and logged in to see this link.]


Khai thác về cuộc sống sau hôn nhân, Vương Hải Linh đi vào từng ngõ ngách sâu thẳm với những rắc rối tưởng chừng đơn giản nhất từ cuộc sống.
Tên sách: Thời đại kết hôn mới
Tác giả: Vương Hải Linh
Người dịch: Minh Thu
Nhà xuất bản Công an nhân dân


Trên văn đàn Trung Quốc, cái tên Vương Hải Linh gắn liền với biệt danh “cây bút của hôn nhân và gia đình”. Có bút danh này không chỉ bởi bà chuyên viết về cuộc sống hôn nhân, mà mỗi trang sách của bà dường như là một trang nhật ký chung cho những ai đang tận hưởng ngọt bùi, đắng cay trong cuộc sống gia đình thường nhật.
Khai thác về cuộc sống sau hôn nhân, Vương Hải Linh đi vào từng ngõ ngách sâu thẳm với những rắc rối tưởng chừng đơn giản nhất từ cuộc sống. Những rắc rối ấy hệt như những giọt nước chỉ chực làm tràn ly. Từ rắc rối nhỏ trong đối nội đối ngoại, những chênh lệch về quan điểm mà kê mãi chẳng bằng, những sở thích thói quen càng muốn hòa vào nhau lại càng khác biệt, cho đến những sự việc lớn hơn như chuyện ngoài vợ ngoài chồng, chuyện con anh con tôi… Tất cả đều thực như cuộc sống thường nhật, hiện hữu trong mỗi gia đình ở những cấp độ khác nhau. Dưới ngòi bút của Vương Hải Linh, những rắc rối ấy được tái hiện thật sống động trong từng trang sách.
Thời đại kết hôn mới AKET-HON-THOI-DAI-MOITrang bìa cuốn sách.
Khai thác cuộc sống sau hôn nhân của một cặp vợ chồng xuất thân từ hai tầng lớp khác nhau: nông thôn - thành thị, nông dân - tri thức, “Thời đại kết hôn mới” không chỉ phác họa nên một hiện tượng xã hội chân thực mà còn rất thành công khi khắc tả những chênh lệch tưởng chừng khó san bằng giữa hai “nền văn hóa” ấy. Tiểu Tây - một cô tiểu thư con nhà gia giáo - sẽ phải đối mặt ra sao với lối sống thuần hậu song có phần hủ tục của gia đình nhà chồng. Quốc, một chàng trai nhà nghèo có chí lên thành phố lập nghiệp và lập gia đình cũng gặp không ít khó khăn với cách sống của một gia đình tri thức nơi đô thành. Những bức xúc, khó khăn mà cuộc hôn nhân của họ phải đối mặt, những ẩn ức mà mỗi nhân vật luôn trăn trở chính là những thổn thức của bao người trong thực tế cuộc sống. Chính điều này đã làm nên thành công của tác phẩm nói riêng và tạo nên tên tuổi của Vương Hải Linh nói chung.
Chạm đúng vào những ẩn ức trong cuộc sống sau hôn nhân của mỗi gia đình đã là điều thành công của tác phẩm. Song chính tính nhân văn sâu sắc trong câu chuyện mới là dư vị thẩm thấu lâu và sâu vào lòng bạn đọc. Bởi trên hết, nhà văn cũng như mỗi chúng ta đều hiểu và tin rằng, dù bao nhiêu khó khăn là vậy, dù biết bao trở ngại, chênh lệch là vậy, tình yêu, tình thương và lòng vị tha chính là chìa khóa hóa giải tất cả để đưa ta đến với bến bờ hạnh phúc thực sự của hôn nhân và gia đình. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua mỗi sáng tác của mình.
Có lẽ bởi thế, người đọc không chỉ tìm thấy trong tác phẩm này những trang nhật ký đang viết dở của chính mình, mà còn thấy được một niềm tin vào cuộc sống hôn nhân đầy bão táp chen lẫn những dào dạt yêu thương và hạnh phúc.Cố Tiểu Tây, hai mươi tư tuổi, đã kết hôn. Chồng Tây, Hà Kiến Quốc, nghiên cứu sinh khoa công nghệ thông tin trường đại học Thanh Hoa, hiện là cán bộ chủ chốt tại một công ty IT có tiếng, lương tháng 120 nghìn tệ, đã trừ thuế.

Ngoại hình cũng được, thậm chí có thể coi là đẹp trai. Có lần trên đường Quốc bị một cô gái chặn lại xin chữ ký và khăng khăng gọi là Bae Yong Jun. Trở về nhà Quốc liền hỏi Tiểu Tây xem Bae Yong Jun là ai, Tiểu Tây trả lời rằng đó là một diễn viên đóng vai nông dân rất xuất sắc. Kiến Quốc biết rõ Tây đang nói đùa nhưng chẳng biết phải làm gì bởi Quốc vốn không hề xem phim truyền hình, bao gồm cả phim Hàn Quốc. Cố Tiểu Tây thì vô cùng thích diễn xuất của Bae Yong Jun. Nguyên nhân chính mà Tây thấy thích là vì Bae Yong Jun nhìn rất giống Hà Kiến Quốc.
Thế nhưng vẫn có người cho rằng Cố Tiểu Tây đã “cắm nhầm bãi phân trâu”.
Ban đầu, nghe nói vậy Tiểu Tây có phần đắc ý, và cảm thấy mọi người đang quá đề cao mình. Nhưng sau, nghe mãi lại thấy chẳng thuận tẹo nào, cái gì mà phân trâu chứ? Rõ ràng điều kiện của Tây rất tốt, nghĩ xiên đi chút thì câu nói ấy chẳng phải ngụ ý rằng: Kiến Quốc là bãi phân trâu sao.
Hà Kiến Quốc sinh ra ở nông thôn, đó cũng không phải là vùng ven ô như kiểu vành đai Xương Bình, mà là một vùng nông thôn điển hình: một vùng quê nghèo xa xôi. Mẹ Tiểu Tây đã từng dẫn đoàn bác sĩ qua thôn đấy nên bà biết rất rõ tình hình ở đó ra sao. Nhưng những gì mẹ nói dường như quá đao to búa lớn, vì thế với Tiểu Tây tất cả chỉ như nước đổ lá khoai mà thôi, hơn nữa, lý lẽ Tây đưa ra rất xác đáng: Con lấy Hà Kiến Quốc chứ có lấy cả thôn họ Hà đâu. Cái thôn nghèo khó, xa xôi hẻo lánh, nước nhỏ thành băng, chó ăn đá gà ăn sỏi, không có văn hóa, coi thường phụ nữ, cả nhà đắp chung cái chăn ấy thì liên quan gì đến con chứ? Con cũng chẳng tới đó ở. Tiền con kiếm thì con tiêu, chưa từng nghĩ tới việc dựa dẫm người khác. Nói xong Tây còn phê phán mẹ thêm hai câu: Nghèo thì sao? Nghèo không có tội, có tội là khinh người nghèo. Điều này khiến mẹ tức đến mức hét ầm lên: Cô không muốn tới ở cái nhà nghèo khó đấy, nhưng đã hỏi xem người ta có muốn cô đến ở không chưa? Còn nữa, cô cũng đã hỏi người ta có chào đón cô về ở chưa? Bố mẹ chồng đòi con dâu phải báo hiếu, nếu họ có yêu cầu liệu cô có thể không về đó không? Cô cứ tới đó đi rồi xem còn có thể nói là: Cái thôn nghèo khó, xa xôi hẻo lánh, nước nhỏ thành băng, chó ăn đá gà ăn sỏi, không có văn hóa, coi thường phụ nữ, cả nhà đắp chung cái chăn ấy thì liên quan gì đến cô nữa không? Cô không dựa dẫm vào người khác nhưng người ta yêu cầu cô những gì cô có biết không? Người ta nhịn ăn nhịn mặc, thắt lưng buộc bụng để chu cấp cho con trai ăn học, chẳng lẽ cho không cô một người chồng yêu thương cô, chiều chuộng cô chắc, hai mươi năm nuôi dưỡng người ta cũng cần báo đáp chứ!
Lúc ấy, Cố Tiểu Tây cũng chưa hiểu thế nào gọi là “báo đáp”, nhưng cho đến khi biết rồi Tây mới thấy những lời mẹ nói vẫn còn nhẹ nhàng chán. Vậy cái gọi là báo đáp ấy là gì, chính là trách nhiệm mà trả bằng cả cuộc đời cũng chẳng hết mà vẫn không có gì là quá đáng. Kiến Quốc nợ ân tình dưỡng dục, thử hỏi trả bằng gì đây. “Kiến Quốc à, anh con sinh quá tiêu chuẩn phải nộp phạt.”, “Kiến Quốc à, mộ của ông cần phải tu sửa.”, “Kiến Quốc à, cháu gái con phải đi học.”, “Kiến Quốc à, ở quê sửa đường phải góp tiền.”, “Kiến Quốc à, con gái thứ tư nhà chú hai tốt nghiệp cao đẳng, con có thể tìm việc cho nó ở Bắc Kinh được không?”… Bất luận là chuyện gì, chỉ cần bố mở miệng là cậu con trai liền “vâng” một tiếng đồng ý ngay, cho dù điều đó có hợp lý hay không, có làm được hay không. Lý do là vì làm con trong nhà có việc Quốc không thể làm ngơ. Lúc này, Tiểu Tây mới hiểu rõ, cái gọi là không khinh nghèo ham giàu, tự lo cuộc sống, tự tay xây nhà chỉ là cách nhìn về “gia đình”. Trong quan niệm của Tây, gia đình là nơi của chàng và nàng, hai người cùng nỗ lực, đừng nói là đủ ăn đủ mặc, thậm chí có ngày sẽ được ăn ngon mặc đẹp. Thế nhưng trong quan niệm của Kiến Quốc thì “gia đình” không chỉ có Tây và Quốc, ở đó còn có bố mẹ, có anh trai chị dâu, có các con của anh chị và còn vô số các bậc trưởng bối mà Tiểu Tây chẳng thế nhớ hết đang sinh sống ở vùng nông thôn xa xôi ấy như chú, ông, anh ba, dì sáu… Trước kia, Tiểu Tây đơn giản cho rằng việc gia đình của Quốc nếu giúp được thì giúp, chẳng giúp được thì thôi. Đừng nghĩ rằng thường ngày Quốc đối với Tiểu Tây thế nào cũng xong, nói gì cũng nghe, nhưng chỉ cần sự việc liên quan tới bố là Quốc lập tức như ngồi trên đống lửa của Hà thôn, hơn nữa thái độ lại vô cùng cương quyết.
Chẳng nói đâu xa, ngay dịp tết năm ngoái thôi. Hà Kiến Quốc biết rõ Tiểu Tây đang có thai, nhưng chỉ vì một câu nói của bố, Quốc nằng nặc đòi Tiểu Tây cùng mình về quê ăn tết. Ban đầu, Tiểu Tây nghĩ rằng cứ như năm ngoái dùng mấy lời ngọt nhạt dỗ dành, bỏ ra ít tiền mua quà nịnh mọi người là xong, nào ngờ lần này Kiến Quốc “trở mặt”, nhất nhất không thay đổi ý kiến vì mấy “đồng tiền lẻ”: “Từ khi lấy nhau đến giờ em đã làm dâu nhà anh lần nào chưa, còn nói được gì nữa không? Gia đình anh thì làm sao? Nghèo hả? Nếu gia đình anh có một căn nhà to, trong đó có đủ vườn hoa bể bơi sân golf, có khi em lại chẳng khóc lóc van xin được về nhà anh ở cũng nên!”
Nghe vậy, Tiểu Tây mặt lạnh như tiền điên tiết quát lại: “Anh Quốc à, thôi xin anh? Vậy cho em cái cơ hội được khóc lóc van xin về nhà anh đi!”
Bình thường, nghe Tiểu Tây nói vậy, Kiến Quốc chỉ cười một tiếng ha ha rồi thôi, nhưng lần này mọi chuyện không kết thúc đơn giản như vậy, họ vẫn lời qua tiếng lại với nhau không ngừng: “Ừ thì gia đình anh nghèo, nhưng chẳng nhẽ người nghèo không có quyền yêu cầu con dâu cùng về quê ăn tết hả? Tiểu Tây, em quá đáng rồi đấy, chẳng nhẽ người nghèo thì không được ăn tết hả? Người nghèo thì ăn tết phải lẳng lặng hả?”
Đương nhiên Tiểu Tây không thể phủ nhận quyền gặp con dâu vào dịp tết của người nghèo như vậy, vì thế Tây vẫn phải dùng cái điệp khúc mà năm nào cũng xảy ra ấy là rất khó mua được vé tàu, hơn nữa người dân lao động dịp này về quê nhiều, chen chúc nhau nhỡ may sảy thai thì biết làm sao? Nghe vậy, Kiến Quốc cười khẩy đáp: “Chỉ cần em đồng ý về quê ăn tết với anh, chẳng có khó khăn nào là không thể khắc phục được.” Hôm sau tan làm về, khi nhìn thấy chiếc ô tô Cherokee đời cũ Quốc thuê ở đâu về, Tiểu Tây hiểu rằng mọi chuyện thế là xong: Hà Kiến Quốc lần này không những hoàn thành nhiệm vụ bố giao là đưa con dâu về quê ăn tết, mà còn hoàn thành vượt mức nhiệm vụ bố giao - áo gấm về quê. Thuê xe về quê nghe có vẻ như là vì Tiểu Tây, nhưng kỳ thực là vì thể diện của bố: họ hàng đều đến xem, kháo nhau rằng con trai thứ hai nhà họ Hà lái xe con đưa con dâu Bắc Kinh về quê!
Suốt trên chặng đường đi hai ngày ấy, điều duy nhất mà Kiến Quốc và Tiểu Tây nói với nhau là: “Mình sẽ về ở nhà ba ngày, thôn họ Hà không phải nơi có thể ở được, vì thế ba ngày ấy em cần phải nhịn. Em đi đâu cũng đừng có khinh nọ bỉu kia, em phải giữ thể diện cho anh nữa.” Tiểu Tây đồng ý. Trong lòng thiết nghĩ, chỉ có ba ngày thôi xảy ra chuyện gì được chứ? Ba ngày có thể chết người chắc? Nhưng kết quả thì đúng là chết người, đứa con trong bụng Tiểu Tây bị sảy: trên đường về, xe bị sụt ổ gà, xung quanh đồng không mông quạnh, đến một bóng người cũng chẳng có, Tiểu Tây thì không biết lái xe, vì thế đành để Quốc ngồi trên xe chỉnh vô lăng còn mình xuống đẩy xe. Gió rét như cắt da cắt thịt, tay Tây như dính chặt vào ô tô và lập tức bị đóng băng. Tây dùng ngực hết sức đẩy, nước mắt nước mũi giàn giụa mà chiếc xe vẫn chẳng nhúc nhích. May sao lát sau có chiếc xe kéo giúp họ kéo chiếc xe lên, nếu không tối đó họ sẽ phải “qua đêm ngoài đường”. Đêm đó, cơ thể Tiểu Tây xảy ra bất thường nên vội quay về Bắc Kinh để kiểm tra, kết quả là Tây bị sảy thai.
Đương nhiên, việc sảy thai này không phải chỉ vì Tây phải đẩy xe, có thể đẩy xe chỉ là nguyên nhân cuối cùng cho sự việc đáng tiếc ấy, tết năm ấy đối với Tiểu Tây có thể dùng mấy chữ “Thứ nhất không sợ khổ, thứ hai không sợ chết” để hình dung. Những gì Tiểu Tây trải qua thật đầy hoang tưởng, rõ ràng đang mang thai, là nòi giống của họ Hà, thôi thì không cần người khác phục vụ, nhưng có thể không phải phục vụ người khác không? Tây biết rằng, dâu con ở thôn họ Hà này đều phải phục vụ già trẻ gái trai - nhưng… - cứ nhìn chị dâu của Kiến Quốc là biết những suy nghĩ ấy của Tiểu Tây chỉ là hão huyền mà thôi. Chị dâu của Kiến Quốc đều nhanh chóng sinh con, phụ nữ mang thai ở cái thôn họ Hà này mà nói là chuyện rất bình thường. Với tình hình như vậy, Tiểu Tây có thể không động tay động chân làm gì đó sao? Suốt chặng đường Kiến Quốc chỉ dặn Tiểu Tây phải giữ thể diện cho Quốc. Mà không làm việc cùng mọi người là không giữ thể diện cho Quốc rồi. Thực ra mà nói, gia đình Kiến Quốc cũng rất chăm sóc Tiểu Tây, chị dâu nấu cơm Tây chỉ phải đứng bên làm những việc phụ vặt; chị dâu toàn phải làm việc nặng nhọc còn Tây chỉ gọi là động tay một chút như nhặt rau, rửa rau, ăn xong thì thu dọn rửa bát đĩa. Có điều nước ở đó thì rất lạnh, à không, không phải là lạnh mà là buốt, buốt vào tận xương tận thịt! Thế nhưng Tiểu Tây không được sợ lạnh, chị dâu của Kiến Quốc ngày ngày đi gánh hai xô nước ở tận giếng cách nhà 2km về để rửa - tấm gương trước mắt quả là quá lớn - nhìn chị dâu như vậy, Tiểu Tây thầm nghĩ vất vả đến đâu cũng chỉ ba ngày thôi mà. Khổ đến đâu rồi cũng sẽ qua, chỉ cần một chữ Nhẫn, cứ cố gắng mà làm, so với nỗi khổ của cả đời người thì có đáng chi, thế nên thôi cứ làm theo quy định của Hà thôn. Ngày ngày chuẩn bị cơm nước cho bảy, tám người. PHẢI LÀM! Nấu xong, thu lu trong bếp như con mèo nhỏ, lắng nghe những người lớn trong nhà vừa ăn uống vừa nói chuyện oang oang. Đây cũng là quy định của Hà thôn, chỉ đàn ông mới được ngồi ăn cơm trên bàn, phụ nữ thì phải đợi đàn ông ăn xong mới được ăn. Lại nói tới ba ngày đó, Tiểu Tây chẳng làm được việc gì, cũng chẳng làm được như chị dâu, chỉ biết ở trong bếp cố nuốt số đồ ăn thừa mà những người đàn ông ăn còn lại, Tây cảm thấy trong đó còn dính đầy nước bọt. Nhưng vì thể diện của chồng yêu quý, Tây không một lời than vãn. Thôi thì một điều nhịn bằng chín điều lành, đành ăn cơm không, không ăn thức ăn vậy, đói chắc cũng chẳng chết được. Thế là, già trẻ lớn bé ở Hà thôn hễ gặp Kiến Quốc là khen, nào là bố Quốc có phúc lớn, vợ Quốc dù là gái thành phố nhưng đến Hà thôn cũng chẳng khác gì những nàng dâu khác, không tỏ ra kênh kiệu, làm cho bố Quốc được một phen nở mày nở mặt.
Ngoài việc đứa con thứ hai này lái xe con đưa vợ từ thành phố về thì việc con dâu đang mang bầu cũng là một nguyên nhân khiến bố Quốc thấy tết năm ấy là cái tết mà ông mãn nguyện nhất trong suốt cả đời mình. Trước đây, chuyện con trai đỗ đại học rồi ở lại Bắc Kinh làm việc đã là chuyện khiến ông rất hãnh diện, nhưng kết hôn với nhau gần năm, sáu năm mà vợ chồng Tây không sinh cho ông đứa cháu đích tôn lại làm ông vô cùng bực mình, quyết định phải nói ra, con cái thành đạt để làm gì chứ? Dẫu trong nhà có núi vàng núi bạc mà tuyệt tử tuyệt tôn không người hương khói liệu có ích gì - con dâu lớn thì sinh một bé gái. Giờ thì quá tốt rồi, con dâu thứ cũng đang mang thai, hơn nữa, theo như siêu âm thì là con trai. Nói vậy nghĩa là nhà họ Hà có người nối dõi rồi, Hà gia đúng là thập toàn thập mỹ! Suốt cả tết ấy, chủ đề mà bố Quốc luôn nói tới là Kiến Quốc tài ba ra sao, con dâu hiền thục thế nào, và cả đứa cháu đích tôn trong bụng con dâu thứ nữa. Chỉ tiếc là ông đã vui mừng quá sớm, mấy câu này vừa nói ra chẳng được mấy hôm, con dâu cả liền sinh ra một bé gái nữa, còn con dâu thứ thì sảy thai.
Trước tết năm nay, ông chủ động gọi điện cho vợ chồng Quốc dặn tết này đừng về nhà, ở nhà lạnh lắm. Kiến Quốc vâng vâng dạ dạ, còn Tiểu Tây lại chẳng biết lấy làm biết ơn. Trải qua bao lần bị kéo vào những cuộc chiến cãi cọ qua lại với người lớn ở quê cùng vô số lần bị chì chiết và phải tìm cách chống chế, lòng Tây như đanh lại. Tây cho rằng bố Quốc nói vậy, không hẳn vì đã tha thứ cho vợ chồng Tây, mà trăm phần trăm là còn vì lý do khác. Còn lý do gì ư? Rất có thể là vì đứa con, khoe thì đã khoe khắp làng rồi, nhưng đứa trẻ thì cũng đã bị sảy, Hà gia tuyệt hậu rồi, bố chẳng còn mặt mũi gì nữa. Tất nhiên những lời này Tây không nói với Quốc, thứ nhất là vì nói ra Quốc đương nhiên không thể chấp nhận, hai là không khéo vì thế hai người lại cãi nhau, thôi thì “tiểu nhân phòng bị gậy”, lợi bất cập hại chẳng tội gì.
Còn tiếp...
(Trích Thời đại kết hôn mới, tác giả Vương Hải Linh, NXB Công an Nhân dân ấn hành)



Thời đại kết hôn mới

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang





Quyền của bạnVề Đầu Trang
Bạn không có quyền trả lời bài viết

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất